(ANTV) - "Đối chiếu với mục đích ban đầu và thực tiễn hiện nay, việc tiếp tục giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách bằng ngân sách nhà nước là không cần thiết"
Là nhận định của PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa IX, đại biểu Quốc hội 5 khóa (VII, VIII, IX, X, XI).
PGS Tâm Đan cũng nhấn mạnh, việc Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn sách giáo khoa vừa tiết kiệm được ngân sách nhà nước, vừa rút ra bài học tâm đắc, đó là giáo dục có thể xã hội hoá được.
- Bà đánh giá thế nào về thực tiễn bước đầu triển khai xã hội hóa việc biên soạn, xuất bản sách giáo khoa của ngành GDĐT trong thời gian qua?
Việc thực hiện một chương trình có một số sách giáo khoa thực hiện trên quan điểm đổi mới giáo dục của Nghị quyết 29. Nếu làm được sẽ phát huy trí tuệ của các nhà khoa học, nhất là đội ngũ nhà giáo có kinh nghiệm dạy học, có nhận thức, hiểu biết về đổi mới tham gia biên soạn sách giáo khoa. Đội ngũ biên soạn sách giáo khoa đông đảo, nhờ đó trẻ em được tiếp xúc kiến thức đa dạng. Tôi cho rằng, chủ trương này rất đúng.
Quan điểm về chương trình và sách giáo khoa đã có sự thay đổi rất lớn. Trước đây, vai trò sách giáo khoa rất quan trọng. Nhưng hiện nay, chúng ta thấy rõ bản chất vấn đề, rằng chương trình mới quyết định. Do tầm quan trọng của chương trình nên nhà nước, mà cụ thể là Bộ GD&ĐT phải tổ chức hoạt động xây dựng chương trình, tổ chức hội đồng thẩm định sách giáo khao.
Được trực tiếp tham gia vào quá trình này cũng với rất nhiều nhà khoa học, nhà giáo có kinh nghiệm, uy tín, tôi thấy rằng, cả hai hoạt động đều được Bộ GD&ĐT tổ chức tốt, có trình tự, nghiêm túc, khách quan và sẵn sàng tiếp thu ý kiến để chỉnh sửa.
Cá nhân tôi cho rằng, cả 5 bộ sách giáo khoa được Bộ GD&ĐT thẩm định đều đạt yêu cầu. Tất nhiên, không có gì hoàn hảo ngay từ đầu cả, các thành viên tham gia đã cố gắng tối đa, còn chất lượng, hiệu quả, tác động đến đâu, thực tiễn sẽ trả lời.
Sau này, khi thử thách vào thực tiễn, chúng ta phải đợi và không ai cấm Bộ GD&ĐT khi thấy gì chưa hợp lý thì có thể chỉnh sửa, bổ sung. Cái chính là không đặt sách giáo khoa là quan trọng nhất nên giáo viên, nhà trường hoàn toàn có quyền chọn cái gì tốt, phù hợp nhất để đưa vào giảng dạy.
- Quan điểm của bà ra sao nếu tiếp tục giao Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa nữa bằng tiền ngân sách nhà nước để “chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới” theo quy định của Nghị quyết 88?
Chúng ta đều biết, xưa nay Bộ GD&ĐT biên soạn sách bằng tiền ngân sách. Khi bàn về việc triển khai thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, vấn đề chính được đặt ra tại thời điểm đó là, chúng ta chưa dự báo được xã hội có tham gia đầu tư cho viết sách giáo khoa hay không. Vì thế, mới đưa ra phương án có thể Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị, tổ chức viết một bộ sách, phòng trường hợp không ai tham gia xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa.
Còn trong trường hợp phương án xã hội hóa được hưởng ứng, những nhà đầu tư chấp nhận rót vốn vào giáo dục thì nhà nước không cần chi ngân sách nữa. Giờ mới vỡ lẽ, thì ra xã hội ta có không ít tổ chức, cá nhân hăng hái, sẵn sàng đầu tư cho giáo dục và cụ thể là viết sách giáo khoa.
Chúng ta nhìn vào nhiều nước trên thế giới, muốn phát triển chất lượng giáo dục đều phải xã hội hóa.
Việc giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa trong giai đoạn đầu là phương án dự phòng. Đối chiếu với mục đích ban đầu và nhu cầu của thực tiễn hiện nay, rõ ràng, việc tiếp tục giao cho Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa bằng ngân sách nhà nước là không cần thiết.
- Vậy để giải quyết bài toán Nghị quyết 88 của Quốc hội giao “Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa”, bà có đề xuất gì?
Như đã nói ở trên, Bộ GD&ĐT tổ chức xã hội hóa làm sách nghiêm túc rồi, tốt rồi, bởi thế hiện nay chúng ta có 5 bộ sách giáo khoa đạt yêu cầu. Vì vậy, rõ ràng không cần tiêu tốn tiền ngân sách làm bộ thứ 6 để dự phòng nữa.
Chưa kể, trực tiếp tham gia biên soạn các bộ sách giáo khoa lớp 1 vừa rồi đều là những người giàu kinh nghiệm, cố gắng và am hiểu. Nếu vẫn giao Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa nữa thì cũng vẫn huy động những nhà khoa học, nhà giáo đó thôi.
Nghị quyết 88 quy định dự phòng phương án Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên, kết quả thực tiễn hiện nay đã trả lời, dự phòng không cần nữa thì nên thôi. Làm gì cũng cần dựa vào thực tiễn. Nghị quyết cũng để vào thực tiễn, để thực hiện công việc tốt hơn. Thay đổi xuất phát từ thực tiễn là điều rất cần.
Ta tiết kiệm được ngân sách nhà nước và rút ra được một bài học rất tâm đắc, đó là giáo dục có thể xã hội hoá được. Qua lần này, nếu có quan điểm tốt, cơ chế, chính sách tốt, thì nhiều tổ chức, cá nhân sẵn sàng đầu tư xã hội hóa cho giáo dục và giáo dục triển khai xã hội hóa có khả năng thành công.
Tôi tin sự sáng suốt của Quốc hội khi nghe Bộ GD&ĐT trình bày rõ ràng, thẳng thắn về vấn đề này.
Ngân sách định dùng để làm sách có thể thu lại hoặc để đầu tư cho trang thiết bị giáo dục hay cho giáo dục miền núi. Giáo dục Việt Nam còn cần đầu tư nhiều lắm, ngay như chi cho đào tạo lại cho giáo viên, bồi dưỡng thực sự, bồi dưỡng tri thức, nhận thức của họ kĩ hơn, nhằm thay tư duy của họ, với kiến thức mới hơn, tốt hơn.
Xin cảm ơn bà!
Theo VTC NEWS
(ANTV) - Thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong dịp nghỉ Lễ 30/4 – 1/5 sắp tới, công an các xã, phường trên địa bàn TP Hà Nội đã triển khai các kế hoạch phù hợp với từng địa bàn nhằm chủ động, kịp thời xử lý những vấn đề gây mất an ninh cũng như trật tự giao thông. Tạo không gian đi lại an toàn cho người dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Trong đó, công tác tuyên truyền, nhắc nhở và xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường được các đơn vị địa phương tập trung đẩy mạnh.
(ANTV) - Trong không khí cả nước đang hân hoan chào đón lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động trọng điểm diễn ra trong dịp đại lễ đã và đang được lực lượng công an triển khai hết sức chặt chẽ. Trong đó, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong nhiệm vụ bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng yếu, các sự kiện chính trị đặc biệt và các đoàn lãnh đạo cấp cao, lực lượng cảnh vệ đã sớm chủ động xây dựng phương án, huy động tối đa lực lượng, phương tiện và phối hợp nhịp nhàng với các đơn vị liên quan.
(ANTV) - Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là một trong những sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Trong đó, hoạt động diễu binh, diễu hành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm khẳng định ý nghĩa, tầm vóc và giá trị lịch sử vĩ đại của đại thắng mùa Xuân năm 1975. Để chiến sĩ tham gia khối diễu binh, diễu hành có đủ sức khỏe để tập luyện, Sở Chỉ huy diễu binh, diễu hành, Bộ Công an tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện tốt công tác hậu cần, tổ chức bếp ăn cho hơn 3.000 cán bộ, chiến sĩ theo đúng tiêu chuẩn, định lượng, đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
(ANTV) - Liên quan đến vụ án sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng lớn trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở đối với 04 bị can về “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; “Tội đưa hối lộ” và “Tội môi giới hối lộ”.
(ANTV) - Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bình Dương cho biết, vừa triệt xóa một tụ điểm đánh bạc núp bóng câu lạc bộ poker, tạm giữ 48 đối tượng để điều tra về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc tại Công ty TNHH POKER Bình Dương.
(ANTV) - Tối 28/4, chương trình tổng duyệt trình diễn 10.500 drone nằm trong chuỗi sự kiện của Lễ hội “Sắc màu Thành phố Bác”, nhân dịp lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra trên khu vực bờ sông Sài Gòn, thu hút đông đảo người dân thành phố.
(ANTV) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), báo chí quốc tế đã có những bài viết, bình luận về ý nghĩa của sự kiện trọng đại này, cũng như những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được sau nửa thế kỷ nỗ lực vừa qua, mang đến kỳ vọng mới cho chặng đường tiếp theo.
(ANTV) - Nhìn lại một mốc son lịch sử chói lọi không chỉ với dân tộc Việt Nam mà đã trở thành động lực cho các phong trào giải phóng dân tộc tại nhiều châu lục. Ngày 30/4/1975, chiến thắng vang dội của Việt Nam được tạo nên bởi sức mạnh tổng hợp: sự lãnh đạo tài tình của Đảng, chiến lược ngoại giao khôn khéo, đoàn kết toàn dân, toàn quân và sự ủng hộ của quốc tế. Những bài học làm nên Chiến thắng lịch sử cũng là cơ sở, nền tảng để Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên mới, trong đó tinh thần đoàn kết dân tộc, tự lực tự cường, đoàn kết quốc tế... là những yếu tố then chốt mang giá trị trường tồn.
(ANTV) - Bộ trưởng Nội vụ Iran Eskandar Momeni cho rằng, sự bất cẩn là nguyên nhân gây ra vụ nổ tại cảng thương mại lớn nhất nước này, mà tính đến nay đã khiến ít nhất 65 người thiệt mạng.
(ANTV) - Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa 2 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, Bộ trưởng Quốc phòng Pakistan cảnh báo nguy cơ quốc gia này sắp bị nước láng giềng Ấn Độ tấn công quân sự sau vụ khủng bố đẫm máu nhằm vào du khách ở Kashmir hồi tuần trước.