(ANTV) - Mới đây, trong báo cáo giải trình một số vấn đề qua giám sát thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, cơ quan ban hành là Chính phủ đã nêu quan điểm, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa sẽ hạn chế xã hội hóa, gây ra cạnh tranh bất bình đẳng, tốn kém cho xã hội.
Nguy cơ về sự hỗn loạn trên thị trường
Trao đổi ý kiến với phóng viên thực hiện bài viết, PGS, TS Vũ Nho, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, việc yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa vào lúc này rõ ràng là đi ngược lại Nghị quyết 122 của Quốc hội khóa XIV, đồng thời không phù hợp thực tế và dễ dẫn đến hậu quả to lớn là xóa bỏ xã hội hóa, tạo ra sự cạnh tranh thiếu công bằng, quay trở lại tình trạng độc quyền trong lĩnh vực sách giáo khoa như trước đây, với rất nhiều hệ lụy.
"Chúng tôi đã khảo sát và xem xét kỹ ý kiến của nhiều nhà quản lý, các nhà chuyên môn và giáo viên; bản thân chúng tôi cũng đã từng tham gia biên soạn chương trình và thẩm định sách giáo khoa, thì cơ bản đều thống nhất quan điểm, việc đề xuất làm một bộ sách mới lúc này là không phù hợp, vừa tốn kém, vừa phiền phức và tạo ra sự hỗn loạn thị trường sách giáo khoa", vị chuyên gia này lo ngại.
Trong bản báo cáo giải trình do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ký, đã đánh giá: Chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa có kết quả tích cực. Sau bốn năm thực hiện, cả nước có sáu nhà xuất bản và ba tổ chức đủ điều kiện tham gia biên soạn sách giáo khoa, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước.
Trước đó, đề cập vấn đề này, cũng chính Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã thông tin: "Nếu quay lại chỉ một bộ sách giáo khoa, xã hội sẽ thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng cho hệ thống sách giáo khoa đã được xuất bản trong những năm tháng vừa qua".
Bảo đảm đủ sách giáo khoa cho năm học mới
Tại cuộc tọa đàm trực tuyến "Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa giáo dục" hồi cuối năm ngoái, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã đưa ra số liệu, "tính riêng về biên soạn sách giáo khoa ước tính cần đến hơn 300 tỷ đồng, chưa tính các chi phí tập huấn giáo viên.
Nếu tính cả chi phí khác nữa sẽ khoảng 400 tỷ đồng/bộ, như vậy ba bộ rơi vào khoảng hơn 1.000 tỷ đồng". Vậy, tại sao không xã hội hóa để phá thế độc quyền và giảm gánh nặng này cho Nhà nước?
Đồng tình với ý kiến của lãnh đạo Bộ, tại thời điểm ấy, tuy còn không ít ý kiến băn khoăn về chất lượng một số sách giáo khoa, song tựu trung vẫn nhận định, một số sách giáo khoa biên soạn lần đầu khó tránh khỏi việc còn "sạn", nhưng cơ bản vẫn đáp ứng đúng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Các đơn vị biên soạn đã biết lắng nghe, tiếp thu, có giải pháp sửa chữa, hoàn thiện sách giáo khoa, hướng tới học sinh, hướng tới chất lượng giáo dục như chúng ta đã thấy.
Bên cạnh đó, vấn đề dư luận cũng rất quan tâm thời gian qua là giá sách. Quan ngại xã hội hóa có thể dẫn tới giá sách tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ tới bộ phận người thu nhập thấp đã được thực chứng.
Song, theo nhiều chuyên gia, vấn đề giá sách tăng so giá sách trước đây, cần nhìn nhận khách quan bởi còn có nhiều nguyên nhân khác nữa, trong đó, yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định: từ giá nguyên vật liệu, chi phí "đầu vào" tăng cao cho đến mọi chi phí, kể cả kinh phí tập huấn giáo viên, đều do doanh nghiệp tự chi trả, thêm nữa sản phẩm sách giáo khoa mới có kích thước, chất lượng in ấn hơn hẳn sách cũ.
Và theo quy luật khách quan, khi phá thế độc quyền, nhiều chủ thể tham gia, tự thị trường sẽ kiểm soát giá cả. Chúng ta cũng không nên nhầm lẫn sách giáo khoa với sách tham khảo, và nói không với hiện tượng phát hành sách combo kiểu "bia kèm lạc" như báo chí đã phản ánh.
Riêng vấn đề làm sao bảo đảm sách giáo khoa cho học sinh nghèo, học sinh vùng sâu, vùng xa, Nhân Dân cuối tuần cũng đã từng đề cập, kiến nghị ngành giáo dục và các địa phương cần triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ với các đối tượng ưu tiên theo quy định của pháp luật.
Được biết, tại thời điểm này ở nhiều địa phương, nhiều cơ sở giáo dục vẫn chưa trang bị được đầy đủ sách giáo khoa và một số trang thiết bị dạy học cần thiết. Do đó, việc cần làm ngay, khi năm học mới đang cận kề, là bảo đảm cung cấp đủ sách giáo khoa theo đúng lựa chọn của giáo viên và học sinh.
Thiết nghĩ, ngành giáo dục và các cơ quan hữu trách cần tạo điều kiện cho các nhà xuất bản, các công ty thiết bị giáo dục đẩy nhanh tiến độ cung ứng sách tới các cơ sở giáo dục, để kịp thời phục vụ nhu cầu tối thiểu của học sinh trong năm học mới!
Theo Báo Nhân dân
Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), trưa 27/7, tại tỉnh Điện Biên, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1.
(ANTV) -Lợi dụng chủ trương chuyển đổi xe chạy nhiên liệu hóa thạch sang xe sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trên các nền tảng mạng xã hội, không khó để bắt gặp hàng loạt quảng cáo với nội dung “trợ giá xe điện”, “ưu đãi đặt cọc xe máy chỉ từ vài trăm nghìn đồng”. Tuy nhiên, phía sau những lời mời gọi hấp dẫn đó, lại là những chiếc bẫy tinh vi.
(ANTV) - Theo tính toán Cục Thống kê (Bộ Tài chính)để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025, nền kinh tế Việt Nam cần tăng trưởng tới 8,42% trong 6 tháng cuối năm. Đây được coi là một mục tiêu đầy thách thức trong bối cảnh thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn. Để đạt mục tiêu này, phải phát huy tối đa các động lực tăng trưởng truyền thống bên cạnh các động lực tăng trưởng mới.
(ANTV) - Việc thành lập TP.HCM mới từ sự hợp nhất 3 địa phương đánh dấu bước chuyển mình mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử phát triển đô thị của Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng là rất quan trọng, đồng thời thành phố cần những động lực tăng trưởng mang tính đột phá.
(ANTV) - Liên quan đến đường dây tổ chức đánh bạc trên không gian mạng thông qua trang web bong88 với quy mô khoảng 350 tỷ đồng, trong giai đoạn 2 của chuyên án, Cơ quan CSĐT, Công an TP Đà Nẵng đã ra quyết định khởi tố 14 bị can, trong đó bắt tạm giam 10 đối tượng
(ANTV) - Từ ngày 5/9 tới, quy định bãi bỏ các thông tư của Bộ trưởng Tài chính về tự vay, tự trả của doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ của Bộ Tài chính sẽ chính thức có hiệu lực.
(ANTV) - Xu hướng đào thải đang xuất hiện rõ rệt sàn trên thương mại điện tử, khi thị trường đang tập trung vào nhóm nhà bán hàng lớn có khả năng duy trì đơn hàng ổn định.
(ANTV) - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), lực lượng Công an các địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tri ân các Anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng.
(ANTV) - Sau lũ, các hộ dân miền núi ở Nghệ An đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, đặc biệt là ở những khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ trước đó, như ở xã Nhôn Mai, Lượng Minh (huyên Tương Dương cũ). Công an các xã đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân.
(ANTV) - Chiều 27/7, Chủ tịch UBND xã Mỹ Tú (TP Cần Thơ) cho biết, Công an xã đã có báo cáo kết quả xác minh ban đầu việc người phụ nữ đánh đập cháu bé bán vé số dạo.